1
Bạn c�n h� tr�?

ĐƯA THÔNG TIN TRẺ EM TỪ 7 TUỔI LÊN MẠNG PHẢI ĐƯỢC TRẺ ĐỒNG Ý

Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em đã được Chính phủ ban hành ngày 09/05/2017, trong đó chỉ rõ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; riêng với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có thêm sự đồng ý của trẻ.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử; tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Về chính sách chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, Nghị định nhấn mạnh, Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Cũng theo Nghị định này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ quản lý tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em; tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được sử dụng điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Tổng đài có nhiệm vụ tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại; tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu