1
Bạn c�n h� tr�?

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tại Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về việc phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2050, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%, độ che phủ rừng đạt trên 09%.

 

Cụ thể, sẽ hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng (vùng đồng bằng ngập lũ, vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ, nước mặn…). Quy hoạch mới chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn” trên cơ sở quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông. Đồng thời, xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng và giám sát chặt chẽ việc triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030.

Ngoài ra, xem xét việc thành lập Quỹ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm an ninh tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tháng 12/2020, sẽ hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối với cơ sở dữ liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu