1
Bạn c�n h� tr�?

CHỨC NĂNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP

Thay thế cho Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/03/2013, Nghị định số 96/2017/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Nghị định này chỉ rõ, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường Nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý Nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ. Với chức năng nêu trên, Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển; Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự; Hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp và đăng ký nuôi con nuôi… Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tư pháp có 27 đơn vị trực thuộc, trong đó: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Con nuôi; Cục Bồi thường Nhà nước; Cục Trợ giúp pháp lý; Cục Công nghệ thông tin; Cục Công tác phía Nam có 03 phòng; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có 04 phòng…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu