1
Bạn c�n h� tr�?

Hành vi xâm phạm độc quyền Sáng chế

Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng được bảo hộ, và bất kỳ người nào sử dụng sáng chế mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu đó thì đều bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế này.

Bằng cách bám sát các chi tiết như được bộc lộ trong bản mô tả sáng chế, bạn có thể xâm phạm quyền của một bằng độc quyền sáng chế khác, trừ khi những gì bạn thực hiện là thuộc trường hợp ngoại lệ, ví dụ, bạn thực hiện một thử nghiệm hoặc sử dụng trong nghiên cứu. Nhưng việc sao chép sáng chế không phải là cách duy nhất để một doanh nghiệp xâm phạm quyền đối với sáng chế. Trong thực tế, cho dù cố ý hay vô ý nếu bạn đã kết hợp một sáng chế được bảo hộ độc quyền hoặc sử dụng hoặc tích hợp đầy đủ một sáng chế tương tự với sáng chế được bảo hộ thì bạn còn có thể bị xử lý vì hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có thể ngăn chặn hợp pháp doanh nghiệp của bạn sử dụng sáng chế, và cũng có thể kiện yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại, nếu có. Trong nhiều trường hợp, lệnh cấm của tòa án có thể còn tốn kém như, hoặc thậm chí còn hơn bất kỳ thiệt hại tiềm năng nào. Điều này có thể xảy ra nếu bạn có danh mục lớn cần phải phá hủy và phải tái đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất của bạn.

Vì vậy, nói theo góc độ kỹ thuật thì xâm phạm độc quyền sáng chế có nghĩa là người đó đã bước vào phạm vi bị cấm được xác định bởi một trong số những điểm yêu cầu bảo hộ trong sáng chế của bạn. Như chúng ta đã bàn luận trên đây, bằng độc quyền sáng chế trao cho chủ sở hữu với quyền ngăn chặn hoặc cấm người khác sản xuất, sử dụng, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm được bảo hộ sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu, trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn sáng chế lần đầu tiên có liên quan. Do đó, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế gốc hoặc người được chuyển nhượng có thể thực thi quyền của mình đối với bằng độc quyền sáng chế. Nếu sản phẩm có liên quan về bản chất có hoặc thực hiện tất cả các đặc điểm kỹ thuật có trong các điểm yêu cầu bảo hộ rộng nhất của sáng chế, thì nó sẽ xâm phạm sáng chế của bạn và bạn có thể áp dụng các hành động pháp lý chống lại nhà sản xuất hoặc phân phối hoặc bán lẻ đó.

Hãy xem xét trường hợp đơn giản sau để tìm hiểu về Quy tắc tất cả các đặc điểm kỹ thuật:

Nếu một sáng chế chứa tất cả các điểm yêu cầu bảo hộ của bằng độc quyền sáng chế khác thì nó sẽ bị coi là xâm phạm. Do các đặc điểm kỹ thuật được mô tả trong các điểm yêu cầu bảo hộ liên quan chặt chẽ với nhau nên nếu một số nội dung của điểm yêu cầu bảo hộ bị thiếu trong sáng chế bị cáo buộc thì về cơ bản sẽ không coi đó là hành vi xâm phạm.

Ví dụ

Giả sử rằng sản phẩm được bảo hộ sáng chế của bạn là "A" và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là "B", và các điểm "a", "b", "c" và "d" chỉ ra các đặc điểm của một điểm yêu cầu bảo hộ được bảo hộ.

1. Trường hợp 1

Sản phẩm “A” chứa những đặc điểm kỹ thuật có trong điểm yêu cầu bảo hộ gồm “a + b + c + d.”

Sản phẩm “B” chứa những đặc điểm kỹ thuật “a + b + c.”

Trong trường hợp trên, sản phẩm “B” không xâm phạm sản phẩm “A” vì “B” không chứa đặc điểm kỹ thuật “d” của điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế của sản phẩm “A”.

2. Trường hợp 2

Sản phẩm “A” chứa các đặc điểm kỹ thuật của yêu cầu bảo hộ gồm “a + b + c + d.”

Sản phẩm “B” chứa các đặc điểm kỹ thuật “a + b + c + d + e.”

Trong trường hợp này, sản phẩm “B” xâm phạm sáng chế đối với sản phẩm “A” vì sản phẩm “B” chứa tất cả các đặc điểm kỹ thuật trong điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế bảo hộ cho sản phẩm “A” cho dù nó chứa thêm điểm “e”.

Để hiểu được tất cả những vấn đề này và những vấn đề liên quan khác sẽ diễn ra như thế nào, xin hãy theo dõi các nội dung chúng tôi sẽ gửi tới các bạn trong bài viết tiếp theo, khám phá thế giới sở hữu trí tuệ và những cơ hội mà sở hữu trí tuệ có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu