1
Bạn c�n h� tr�?

EVN KHÔNG ĐƯỢC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO CHỨNG KHOÁN, NGÂN HÀNG

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý về huy động vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của EVN và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Cụ thể, EVN được quyền huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu vốn của mình và phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ mà EVN đã cam kết. Việc huy động vốn của EVN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn không vượt quá 03 lần; đặc biệt, EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản và tài chính.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng sửa đổi phương thức kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc EVN và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện thuộc EVN. Theo đó, các công ty nêu trên thực hiện khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đối với hoạt động sản xuất điện tại địa phương nơi đóng trụ sở công ty. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất điện được xác định bằng sản lượng điện nhân với giá tính thuế nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng (10%), trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Trong đó, giá tính thuế giá trị gia tăng đối với điện của các công ty nêu trên là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2017.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu