1
Bạn c�n h� tr�?

ĐÃ CÓ NGHỊ ĐỊNH 101/2024/NĐ-CP VỀ CẤP SỔ ĐỎ TỪ 01/8/2024

Ngày 29/7/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2024/NĐ-CP về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) và Hệ thống thông tin đất đai.

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, gồm các điều khoản:

Khoản 4 Điều 50, khoản 1 Điều 55, khoản 5 Điều 131, khoản 7 Điều 135, khoản 10 Điều 138, khoản 6 Điều 139, khoản 7 Điều 140, khoản 3 Điều 142, khoản 4 Điều 170, khoản 2 Điều 181 và các điểm b, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 223 của Luật Đất đai.

Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hết hiệu lực của các Nghị định dưới dây kể từ ngày có hiệu lực thi hành:

  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
  • Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai..

Đã có Nghị định 102/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai

Ngày 30/7/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về quy định phân loại đất theo Luật Đất đai 2024.

Về loại đất trong nhóm đất nông nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

- Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc.

Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể:

  • Đất trồng lúa: Là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
  • Đất trồng cây hằng năm khác: Là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.

- Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

- Đất lâm nghiệp là loại đất sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được phân loại cụ thể gồm các loại như:

  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất rừng sản xuất

- Đất nuôi trồng thủy sản là đất sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản.

- Đất chăn nuôi tập trung là đất xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

- Đất làm muối là đất sử dụng vào mục đích sản xuất muối từ nước biển.

- Đất nông nghiệp khác gồm:

  • Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;…
  • Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi..
  • Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp

Các Nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành

- Nghị định 119-CP năm 1994 quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 42/2024/NĐ-CP về hoạt động lấn biển.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu