1
Bạn c�n h� tr�?

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 14/03/2016 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 29/04/2016.

Theo Thông tư, để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của đại học phải căn cứ vào 11 tiêu chuẩn, gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Bản mô tả chương trình đào tạo; Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; Đánh giá kết quả học của người học; Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; Đội ngũ nhân viên; Người học và hoạt động hỗ trợ người học; Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Nâng cao chất lượng; Kết quả đầu ra.

Trong đó, tiêu chuẩn người học và hoạt động hỗ trợ người học được xác định gồm: Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật; Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá; Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học… Về kết quả đầu ra, bao gồm: Tỷ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng; Thời gian tốt nghiệp; Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp; Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học…

Việc đánh giá mỗi tiêu chuẩn nêu trên sẽ được dựa vào thang 07 mức. Cụ thể, Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu, phải khắc phục ngay; Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu, cần có giải pháp khắc phục; Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, cần một số cải tiến nhỏ; Mức 4: Đáp ứng yêu cầu; Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu; Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu và Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu