1
Bạn c�n h� tr�?

PHÂN CÔNG RÕ THẨM QUYỀN THANH TRA NGÀNH GIÁO DỤC

Ngày 09/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, nhằm có sự phân công rõ rệt về tổ chức, thẩm quyền và đối tượng thanh tra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GDĐT).

 

Cụ thể, Thanh tra ngành giáo dục gồm 02 cấp là Thanh tra Bộ GDĐT (sau đây gọi Thanh tra Bộ) và Thanh tra Sở GDĐT (sau đây gọi là Thanh tra Sở); trong đó, Thanh tra Bộ phụ trách thanh tra chuyên ngành đối với các Sở GDĐT, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục khác thuộc quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; còn Thanh tra Sở có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đối với các Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập của các Bộ đóng trên địa bàn).

Cũng theo Nghị định này, nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục bao gồm 09 nhóm hoạt động như: Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý thiết bị giáo dục; thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thực hiện quy chế chuyên môn, mở ngành đào tạo; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ... Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện theo quy định chung của Luật Thanh tra.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu