Theo định hướng tại Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 05 bộ, 04 cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo đó, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 09 đầu mối) gồm: 13 bộ, 04 cơ quan ngang bộ và 04 cơ quan thuộc Chính phủ.
Dưới đây là thông tin dự kiến tên của 05 Bộ mới sau khi sắp xếp, hợp nhất:
(1) Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển
Cụ thể hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
(2) Bộ Hạ tầng và Đô thị
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
(3) Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
Việc hợp nhất 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
(4) Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
(5) Bộ Nội vụ và Lao động
Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 được ban hành ngày 05/12/2024.
Note:
- Trên đây là nội dung tóm tắt. Nếu Quý khách còn vướng mắc, và có yêu tư vấn chi tiết vui lòng gửi về Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
- Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc