1
Bạn c�n h� tr�?

CÁCH TÍNH TIỀN LÃI TRỐN ĐÓNG BHXH, BHYT

Thông tư số 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp được Bộ Tài chính ban hành ngày 03/02/2016.

Thông tư quy định, trường hợp trốn đóng; đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, đóng thấp hơn mức đóng của người thuộc diện bắt buộc tham gia; chiếm dụng tiền đóng hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi chậm đóng. Trong đó, toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016 được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016; đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm.

Cũng theo Thông tư này, đối với các khoản chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động đến cuối năm 2014 (nếu có), cơ quan BHXH yêu cầu doanh nghiệp nộp đủ theo quy định; ngân sách Nhà nước không hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này.

Ngoài ra, BHXH cấp tỉnh chưa thực hiện xong việc đổi mới phương thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng qua tổ chức dịch vụ công ích của Nhà nước thì tiếp tục thực hiện theo phương thức chi trả hiện hành. Chậm nhất đến cuối năm 2016, phải thực hiện xong việc chuyển sang phương thức chi trả thông qua dịch vụ công ích.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/03/2016; áp dụng từ năm ngân sách 2016.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu