1
Bạn c�n h� tr�?

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG MÔ

Ngày 22/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29/04/2008 quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, nhấn mạnh ngân hàng mô chỉ được hoạt động sau khi có Giấy phép hoạt động ngân hàng mô do Bộ Y tế cấp.

Để được cấp Giấy phép hoạt động, ngân hàng mô phải có buồng kỹ thuật có diện tích tối thiểu 12m2 để tiếp nhận, xử lý, bảo quản và cung ứng mô; có phòng xét nghiệm với diện tích tối thiểu 12m2; khu vực hành chính tổng hợp, quản lý hồ sơ, tư vấn có diện tích tối thiểu là 12m2; riêng với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế, việc xét nghiệm có thể sử dụng chung với bộ phận xét nghiệm của cơ sở y tế.

Về nhân lực, người quản lý chuyên môn ngân hàng mô phải đủ điều kiện theo khoản 4 Điều 35 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; đồng thời, phải có 01 bác sĩ hoặc cử nhân xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; có 02 kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành y, có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và 01 nhân viên hành chính… Các ngân hàng mô đã được cấp phép hoạt động theo Nghị định số 56/2008/NĐ-CP được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30/06/2017; từ ngày 01/07/2017, phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

Bên cạnh đó, loại hình tổ chức của ngân hàng mô cũng được thu hẹp từ 05 xuống còn 02, gồm: Ngân hàng mô thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế, trường Đại học Y, trường Đại học Y dược của Nhà nước hoặc của tư nhân; của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (hay còn gọi là ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế) và Ngân hàng mô có cơ cấu tổ chức độc lập của Nhà nước hoặc tư nhân (ngân hàng mô độc lập).

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2016.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu