1
Bạn c�n h� tr�?

CƠ CẤU TỔ CHỨC VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Nghị định số 48/2016/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành ngày 27/05/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tại Nghị định, Chính phủ nhận định Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể như: Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân; Tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân…

Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; được tổ chức thành 02 phòng: Phòng Tổng hợp và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị. Biên chế công chức của Văn phòng được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao trong tổng biên chế công chức của địa phương được cơ quan có thẩm quyền giao.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2016.

 

You are here:

Khách hàng tiêu biểu