1
Bạn c�n h� tr�?

THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC THANH TRA TƯ PHÁP

Từ ngày 20/07/2014, ngoài 02 cơ quan thanh tra Nhà nước là Thanh tra Bộ Tư pháp và Thanh tra Sở Tư pháp, Thanh tra ngành tư pháp còn được tổ chức thêm 02 cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là Cục Bổ trợ tư pháp và Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định số 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành tư pháp do Chính phủ ban hành ngày 29/05/2014.

Trong đó, Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật...; Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; Cục Bổ trợ tư pháp và Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhtương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 4 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013. Nghị định cũng cho phép Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp trưng tập thêm cộng tác viên tham gia đoàn thanh tra. Cộng tác viên Thanh tra ngành tư pháp là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập. Cộng tác viên Thanh tra ngành tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan khác.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2014 và thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/08/2006.

You are here:

Khách hàng tiêu biểu