1
Bạn c�n h� tr�?

PHỐI HỢP PHÁT HIỆN SỚM VÀ BẢO VỆ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17/05/2016, quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình.

Nội dung phối hợp tập trung vào thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình; tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; thống kê, báo cáo số liệu và thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.

Về việc phối hợp phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, Thủ tướng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn quy trình phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ, chuyển gửi an toàn và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngay từ cộng đồng. Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quy trình phát hiện sớm và bảo vệ an toàn cho nạn nhân; Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện khám sàng lọc và chuyển gửi an toàn bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình…

Trong đó, việc phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; bảo đảm chủ động, hiệu quả; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2016.

 

You are here:

Khách hàng tiêu biểu